Hướng dẫn cách lắp đặt sàn treo gondola

Posted on Tư vấn 381 lượt xem

Sàn treo gondola hay còn gọi là sàn gôn là thiết bị như một dàn giáo tăng giảm được độ cao, chuyên dụng trong thi công và xây dựng các công trình cao tầng. Các công trình nhà trọc trời… Với cơ cấu nâng hạ chiều cao bằng động cơ điện dọc theo chiều cao của công trình, sàn treo gondola thường được sử dụng hỗ trợ hoàn thiện các loại cầu trúc bên ngoài các công trình xây dựng, sàn treo kết hợp với hệ thống nâng hạ giúp người thợ xây thể hoàn thành các công việc bên ngoài công trình nhà ở, chung cư, hay các trung tâm thương mại cao tầng…

Hướng dẫn cách lắp đặt sàn treo gondola

Chuẩn bị mặt bằng lắp đặt

1. Mặt bằng bố trí cơ cấu treo thường là vị trí cao nhất có thể tiếp cận (và cần làm việc gần tới độ cao đó) của tòa nhà, công trình sao cho khi sử dụng, sàn giáo treo có thể đáp ứng tối đa về chiều cao cần sử dụng và tại đó theo phương thẳng đứng sẽ là khu vực để người lao động thao tác.
Tính toán kỹ để đảm bảo chiều cao của mặt bằng bố trí cơ cấu treo so với mặt bằng lắp đặt sàn phải ngắn hơn khoảng cách của dây cáp treo hiện có.
Mặt bằng bố trí cơ cấu treo phải là nơi chắc chắn, ổn định và có đủ không gian để đặt chân, thanh đòn (với cơ cấu treo tiêu chuẩn). Tốt nhất trong khoảng không gian có chiều rộng ≥ tổng chiều dài của sàn làm việc, chiều sâu ≥ tổng chiều dài của thanh đòn.
Nếu không sử dụng dụng cơ cấu treo tiêu chuẩn mà chọn các phương án neo cáp khác cần đảm bảo vị trí neo cáp phải thật chắc chắn.
Trong mọi trường hợp tránh để vị trí thả cáp (mỏ treo cáp) bị cản trở bởi bất ký chướng ngại vận nào.
2. Mặt bằng lắp đặt sàn
Có đủ không gian khi lắp đặt sàn với chiều dài tối đa, bề mặt bằng phẳng và dễ tiếp cận.
Trong các trường hợp mặt bằng lắp đặt khó (hoặc không có mặt bằng hoặc trên mặt nước) ta có thể chọn Mặt bằng bố trí cơ cấu treo làm mặt bằng lắp đặt, sau đó dùng các biện pháp khác để thả sàn xuống dưới mặt bằng bố trí cơ cấu treo.
3. Giới hạn hành trình của sàn làm việc
Là khoảng không gian theo mặt phẳng có chứa mỏ dẫn hướng cáp của hai thanh đòn và sàn làm việc (thường đó là mặt phẳng thẳng đứng bề mặt ngoài của tòa nhà)
Cần đảm bảo “Giới hạn hành trình” này không bị cản trở hoặc bị “vướng” bởi các chướng ngại vật (như mái hiện, ban công, …). Vì nếu bị vướng, các dây treo sẽ không căng theo một đường thẳng sẽ khiến sàn khó tiếp cận với bề mặt thao tác hơn.
Trường hợp bặt buộc giới hạn hành trình bị cản trở cần có phương án chèn lót (giảm ma sát) tại điểm tiếp xúc và tại mỗi vị trí (chiều cao) cần có neo chặt sàn với bề mặt thao tác để dễ tiếp cận hơn.
4. Chuẩn bị mặt bằng còn bao gồm việc bố trí và cung ứng nguồn điện đến tận mặt bằng lắp đặt sàn hoặc trong phạm vi “Giới hạn hành trình”.

Chuẩn bị con người và dụng cụ lao động

Tùy theo điều kiện có thể bố trí nhóm thợ lắp đặt với số lượng người khác nhau (Chúng tôi đề xuất nhóm lắp đặt lý tưởng gồm 3 người), trong đó tất cả các thợ lắp máy phải có năng lực lao động tốt có kiến thức cơ bản về điện và cơ điện, được giám sát bởi người có chuyên môn đã được công nhận
Thợ lắp máy có đủ trang phục bảo hộ và có các dụng cụ lao động cần thiết gồm:

– Cờ-lê 17-19,
– Mỏ lết
– Búa con
– Tuốc-nơ-vít
– Bút thử điện
– Kìm điện
– Bộ lục giác nhỏ
– Băng dính điện
– Dây rút (siết chặt)
– Bộ đàm

Chuẩn bị thiết bị

Kiểm kê đủ số lượng các chi tiết linh phụ kiện như trong “Bảng kê chi tiết linh phụ kiện”
+ Tập hợp đủ các chi tiêt linh phụ kiện số 1 đến 18 (và số 33 nếu có) tại mặt bằng bố trí cơ cấu treo.
+ Tập hợp đủ các chi tiết linh phụ kiện số 19 đến 32 tại mặt bằng lắp đặt sàn.

Tiến hành lắp đặt

1. Lắp đặt cơ cấu treo
B1. Xác định chiều cao phù hợp của chân trước, chân sau. Xác định chiều dài ” a ” của thanh đòn (phần nhô ra tính từ chân trước) sao cho a ≤ 1.5m. Nên lắp đặt thanh đòn dốc xuống chân sau sao cho cao độ chân sau thấp hơn cao độ chân trước từ 10cm – 20cm.
B2. Lắp đặt chân trước với thanh chống điều chỉnh trước và chốt chặt bằng bulong (cụm 1).
B3. Lắp đặt mỏ dẫn hướng cáp và thanh đòn biên vào “cụm 1” chốt tạm bằng bulong, đảm bảo a ≤ 1.5 mét (cụm 2).
B4. Lắp đặt thanh chống cáp vào “cụm 2” chốt chặt bằng bulong (cụm 3).
B5. Lần lượt lắp đặt thanh đòn giữa, thanh đòn biên và mỏ khóa cáp vào “cụm 3” (cụm 4).
B6. Lắp đặt thanh chống điều chỉnh sau và chân sau vào “cụm 4” chốt chặt bằng bulong (cụm 5).
B7. Lắp dây cáp cương (theo hình mô phỏng dưới đây) và căng dây cắp bằng tăng đơ đến khi cảm thấy thật chắc chắn.
B8. Đặt đối trọng từng quả vào các cọc giữ của chân sau. Lắp đủ số quả đối trọng như quy định và phân bố đều đối trọng vào các cọc, vào các chân. Sau khi đặt đủ đối trọng cần chốt các cọc để đảm bảo đối trọng không bị lấy ra khỏ cọc giữ.
B9. Xác định chiều dài dây cáp cần sử dụng cho phù hợp (chiều dài phù hợp = chiều cao sử dụng + 3 đến 5m) sau đó bắt cóc cáp tạo tại vị trí dây vừa đủ. Tất cả các dây cáp cần được bắt chặt, đúng chiều, đúng khoảng cách theo hình hướng dẫn dưới đây.
– Bắt cóc cáp đúng chiều
– Để một khoảng dây chùng giúp nhận biết khi dây có dấu hiệu bị trượt
– Khoảng cách giữa các cóc cáp = 10 lần đường kính cáp

B10. Treo dây cáp tải, cáp an toàn vào mỏ khóa cáp và chốt chặt bằng chốt treo cáp. Sau đó tiến hành thả dây. Thả dây từ từ, lần lượt để đảm bảo không bị rối (hoặc xoắn) và đảm bảo an toàn.
Mỗi mỏ khóa cáp treo hai dây (một dây cáp tải và một dây cáp an toàn)
Lưu ý: nếu mặt bằng hẹp hơn: Chiều rộng< tồng chiều dài của sàn làm việc có thể làm góc khóa của khóa an toàn gần với giới hạn (3o÷8o) và do đó khóa bị đóng ngoài ý muốn Nếu vị trí thả cáp (mỏ treo cáp) bị cản trở bởi chướng ngại vật (tường, ban công, …) có thể dẫn đển xơ cáp, đứt cáp,… Nếu bắt buộc dây cáp phải vắt qua chường ngại vật cần đảm bảo vị trí vắt qua phải chắc chắn và bố trí vật liệu (hoặc phương án) chèn lót hoặc giảm ma sát tại điểm tiếp xúc Khi dây cáp xuất hiện các tình trạng dưới đây thì bắt buộc phải thay. + Bề ngoài mặt cáp bị biến hình như: sờn, tở ra, mài mòn uốn cong… + Đường kính cáp bị co ngót lại lớn hơn 6% so với đường kính ban đầu + Bề ngoài bị ăn mòn lớn hơn 40%.

2. Lắp đặt sàn và đấu nối nguồn điện

B1: Sử dụng các chi tiết khung rào chắn cao, khung rào chắn thấp, khung treo mô tơ, sàn đáy, bu lông (tương ứng các chi tiết số 22, 23, 25, 24, 26, 27, 28) để ghép nối và lắp đặt thành sàn làm việc với chiều dài tùy sử dụng (tối thiểu 1 mô-đun, tối đa 3 mô-đun). Lưu ý: lắp ráp định hình trước, bắt bu lông gắn “hờ” cho đến khi bắt đủ bu lông, chỉnh định hình lại rồi bắt chặt. Việc ghép nối các khung rào với nhau sử dụng bu lông chi tiết số 28, ghép nối các khung rào với sàn sử dụng bu lông chi tiết số 27. Sắp xếp sao cho khi hoạt động, các khung rào trước ở phía trong các khung rào sau ở phía ngoài so với trạng thái làm việc. Sau khi lắp chắc chắn toàn bộ sàn, sẽ tiến hành lắp ráp bánh xe, bánh tỳ (nếu có)

B2: Lắp mô tơ, tủ điện, khóa an toàn Lần lượt lắp các mô tơ, các khóa an toàn vào thanh chắn treo mô tơ. Mô tơ nằm ở bên trong sàn làm việc, khóa an toàn nằm trên đỉnh của khung treo mô tơ. Sau khi lắp mô tơ và khóa vào đúng vị trí thì lắp chốt và bu lông bắt chặt mô tơ và khóa với khung treo. Treo tủ điện vào phía ngoài của Sàn làm việc ở vị trí thuận tiện cho việc điều khiển Xác định đường đi và bố trí dây nguồn (dây điện) Đấu nối các giắc cắm mô-tơ với tủ điện, giắc tay điều khiển mới tủ điện, Đấu nối dây nguồn với tủ, sử dụng dây rút để buộc chặt các đầu dây điện gọn gàng chắc chắn. Sau đó đấu nối dây nguồn với nguồn chính.

Lưu ý: Việc đấu nối điện phải được thực hiện bởi người có hiểu biết về điện Đấu nối đúng, đủ các pha để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng Lắp đúng giắc cắm và đúng vị trí chân giắc vị trí chân để tránh gẫy, đứt 

3 Đi dây, Kiểm tra, chạy thử

B1. Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh, cần kiểm tra lại tính chính xác và chắc chắn của từng chi tiết.

B2. Đóng nguồn điện > Bật át-tô-mát nguồn chính trong tủ điện (đồng thời công tắc dừng khẩn cấp ở trạng thái mở để thấy đèn báo sáng) > Lần lượt gạt công tắc lựa chọn sang từng bên mô tơ để chạy thử mô tơ > Bấm nút điều khiển cho mô tơ chạy theo chiều lên đồng thời luồn dây cáp tải qua tay khóa an toàn rồi luồn vào ống dẫn hướng vào của mô tơ, để cho dây chạy qua mô tơ và chui ra ở ống dẫn hướng ra, tiếp tục cho dây chạy dài chui qua lỗ dẫn hướng dây ở dưới sàn và cho đến khi căng dây (thao tác lần lượt với từng mô tơ cho đến khi cả hai mô tơ đều đã cuốn căng dây) > Lúc này hai dây cáp tải đã căng làm mở khóa an toàn, lần lượt luồn dây cáp an toàn qua các khóa cho đến khi căng dây > Với mỗi dây cáp tải, cáp an toàn cần lắp Quả căng dây, Quả căng dây được bắt vào dây tại vị trí cách mặt đất khoảng 50cm sao cho sức nặng của quả luôn kéo căng dây cáp trong mọi trường hợp.
B3. Gạt công tắc lựa chọn về vị trí giữa (chạy đồng thời cả hai mô tơ) > Quan sát xung quanh đảm bào người và chướng ngại vật tránh xa khu vực làm việc > Bấm nút lên để nâng toàn bộ sàn làm việc lên khỏi mặt đất (lưu ý bố trí hãm sàn đề phòng sàn dịch chuyển theo phương nằm ngang) > Tiếp tục cho sàn dịch chuyển lên xuống một vài lần để thử thử nghiệm.
B4. Thử Công tắc hành trình bằng cách bấm mô tơ ở chế độ đang chạy (lên hoặc xuống) đồng thời dùng tay đóng công tắc hành trình, nếu khi đóng mô tơ dừng lại và còi báo kêu lên (nếu có) thì chứng tỏ Công tắc làm việc hiệu quả. Nếu không cần kiểm tra kỹ lại việc đấu nối công tắc có đúng không hoặc công tắc còn tốt không.
Thử Công tắc dừng khẩn cấp (như hướng dẫn trong phần hệ thống điện)
Thử cần gạt phanh tay của mô tơ: Đưa sàn làm việc lên một độ cao an toàn nhất định (và sau đó không bấm nút lên-xuống) > Dùng tay ấn nhẹ Cần gạt phanh (ở vị trí đuôi mô tơ), lúc này phanh đã mở và sức nặng của sàn sẽ khiến toàn bộ sàn trượt xuống (nếu tùy theo mức độ đóng mở phanh mà sàn sẽ tuột xuống nhanh hay chậm) > Nhả Cần gạt phanh (lúc này phanh đóng lại) và sàn làm việc bị hãm lại không tuột xuống nữa.
Thử khóa an toàn: Cách đơn giản để thử khóa an toàn là đưa sàn làm việc lên một độ cao an toàn nhất định > Điều chỉnh từng bên mô tơ để cho sàn nằm ở trạng thái nghiêng (một bên cao, một bên thấp) lúc này ở phía bên thấp góc khóa (của tay khóa) được mở rộng tối đa làm cho khóa đóng lại (hai má tỳ bám chặt vào dây cáp an toàn) > Chọn chế độ điều chỉnh mô tơ bên thấp, bấm nút cho sàn chạy xuống (dây cáp tải chạy lên) ta sẽ thấy dây cáp tải chạy lên và bị chùng ra, không căng, và toàn bộ bên đó được treo bở dây cáp an toàn thông qua khóa > Bấm chiều ngược lại cho sàn chạy lên (dây chạy xuống), mô tơ sẽ cuốn dây cáp tải căng dần và nâng bên thấp lên và từ từ sức căng của dây cáp tải làm tay khóa đóng lại (toàn bộ bên sàn đó được nâng lên trên dây cáp tải), thử dùng tay rút dây cáp an toàn lên – xuống để chứng tỏ khóa đã mở > Làm tương tự với bên còn lại.
B5. Đưa sàn làm việc về vịt trí cân bằng và hạ xuống mặt bằng lắp đặt > Thử lại với lượng tải trọng quy định.

4 Kiểm định
Sàn giáo treo được coi như một loại thiết bị nâng hạ, tùy theo quy định riêng của từng địa phương, từng lĩnh vực sử dụng mà cần có các sự kiểm duyệt khác nhau.
Theo quy định an toàn lao động nói chung. Thiết bị Sàn giáo treo phải được kiểm định và chứng nhận bởi cơ quan chuyên môn (có chức năng kiểm định) trước khi đưa vào sử dụng. Quy trình kiểm định và các yêu cầu kiểm định do bên sử dụng tự làm việc với cơ quan kiểm định.
Chúng tôi cung cấp đủ các tài liệu kỹ thuật và tài liệu khác liên quan trong quá trình cung ứng hàng hóa. Trong đó đáp ứng đủ các yêu cầu về thông tin cho cơ quan kiểm định.

Tháp Bia HC

Chúng tôi luôn nỗ lực mang tới những mẫu tháp có chất lượng tốt, đẹp và được thị trường ưa chuộng nhất tới tay khách hàng và giá thành rẻ nhất có thể.

Trả lời

0961124325